Mở shop thời trang cần những gì? Có cần giấy phép kinh doanh không?

Mở shop thời trang cần những gì? Có cần giấy phép kinh doanh không?

  25/08/2017

  Nguyễn lan

Mở shop thời trang là xu hướng kinh doanh của nhiều bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, trước khi khai trương, bạn cũng phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng để tránh gặp phải những tình huống khó xử. Bài viết này, mời các bạn cùng tìm hiểu: mở shop thời trang cần những gì và có cần giấy phép kinh doanh hay không?

1. Mở shop thời trang cần những gì?

1.1. Đối tượng khách hàng và đặt tên cho cửa hàng

Xác định phạm vi khách hàng:

Bạn khong thể mở cửa hàng thời trang mà có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của cả nam và nữ, từ sinh viên đến công sở, từ khách hàng bình dân tới cao cấp được. Bởi vậy, hãy nghiên cứu thị trường, thế mạnh của mình để lựa chọn tập khách hàng mục tiêu cụ thể nhé. Như vậy bạn mới có kế hoạch về sản phẩm, marketing chuẩn được.

Đặt tên cho shop

Tên của shop phải dễ nhớ, độc đáo nhưng không quá trừu tượng. Chúng thể hiện được mặt hàng bạn kinh doanh là thời trang. Hơn nữa, tùy vào đối tượng khách hàng đã xác định ở trên mà đặt tên sao cho phù hợp nhất.
Nếu kinh doanh thời trang cao cấp, bạn nên chọn tên tiếng anh ngắn, đơn giản để nâng cao thương hiệu của mình.

1.2. Phong cách và lên danh sách các mặt hàng kinh doanh

Phong cách:

Tạo phong cách riêng cho cửa hàng của mình là điều rất cần thiết. Khi đó, khách hàng sẽ biết bạn bán đồ công sở hay cho các bạn tuổi teen, đồ cho bà bầu, đồ nhập khẩu hay thời trang size lớn cho các bạn nặng cân,...

Danh sách các sản phẩm kinh doanh

Cửa hàng của bạn có thể bán một hoặc một và sản phẩm như: áo phông, áo sơ mi, quần jean, váy, áo khoác, áo đôi,..
Về chất liệu cũng có nhiều loại để bạn lựa chọn: cotton, vải lông cừu, da, sợi tổng hợp,...

Lưu ý, hiện nay chất liệu thường ít được quan tâm hơn là kiểu dáng, màu sắc,... Do đó, bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình nhé!

Mở shop thời trang cần những gì

1.3. Địa điểm kinh doanh và thiết kế, trang trí và phần mềm, dụng cụ quản lý bán hàng

Những tiêu chí về địa điểm kinh doanh

- Nơi có nhiều người dân sinh sống, lưu lượng khách hàng lớn

- Nơi tập trung nhiều hoạt động vui chơi, giải trí

- Địa điểm mà xung quanh cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu bạn nhắm đến. Ví dụ như: bạn kinh doanh quần áo cho sinh viên thì chọn địa điểm kinh doanh gần trường học hay những khu vực mà các bạn trẻ thường đi tới.

Trang trí cho cửa hàng thêm thu hút

- Trang trí tạo không gian thoải mái, ấn tượng cho khách hàng. Bạn cũng nên chọn móc treo, kệ, ghế ngồi cho đồng bộ để thu hút sự chú ý của nhiều người hơn.

Phần mềm, dụng cụ quản lý bán hàng

- Bạn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để kiểm soát việc hàng nhập, xuất, tồn kho rõ ràng nhất. Từ đó tính được doanh thu cũng như kên kế hoạch lấy hàng tiếp theo.

- Việc lắp camera tại shop cũng cần thiết để cảnh giác sự gian lận của khách hàng cũng như theo dõi được nhân viên của mình.

- Với thu ngân, cần có bàn thu ngân, máy tính, ngăn kéo đựng tiền,... để việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, mang tới sự hài lòng cho khách hàng.

1.4. Tìm nguồn hàng

Có nhiều cách tìm nguồn hàng, tùy vào điều kiện mà bạn lựa chọn cho phù hợp:

- Nếu bạn có nhiều vốn, muốn tìm sản phẩm đẹp, độc, chất lượng mà giá thành phải chăng thì sang Trung Quốc tìm và lựa chọn nhé!

- Nếu bạn không có quá nhiều vốn thì lấy lại của các đại lý bán sỉ. Lưu ý cần lựa chọn cẩn thận về kiểu dáng để không bị lỗi mốt.

- Nếu bạn có khả năng tự thiết kế thì thật tuyệt vời, bạn sẽ có một cửa hàng với phong cách ấn tượng, độc lạ cho khách hàng.

1.5. Thuê nhân viên

Tùy vào quy mô cửa hàng mà thuê số lượng nhân viên cho hợp lý. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những người có thái độ nhẹ nhàng, thân thiện để phục vụ khách hàng chu đáo nhất.

Đào tạo nhân viên về: cách giao tiếp với khách hàng và sản phẩm để biết cách tư vấn phù hợp với từng yêu cầu của người mua.

1.7. Lên kế hoạch tài chính

Khi có một ngân sách nhất định, bạn phải biết cách phân bổ cho hợp lý nhất: đầu tư bao nhiêu cho sản phẩm, cho thuê mặt bằng, mua đồ dùng, thiết bị, thuê nhân viên,...

Kinh nghiệm là: nếu có nhiều vốn thì bạn nhập sản phẩm đa dạng về bán. Còn số vốn ít thì ban đầu bạn nên hợp tác với các đại lý để lấy với số lượng ít, sau khi có lợi nhuận thì tiếp tục lấy hàng nhiều hơn.

1.8. Lên kế hoạch marketing

Marketing là việc làm không thể thiếu khi mở shop thời trang. Có 2 cách là marketing truyền thống và marketing online:

- Với marketing truyền thống: bạn phát tờ rơi, treo băng rôn, biển hiệu,... tạo sự thu hút

- Marketing online: tạo website, đăng ký tài khoản trên các trang rao vặt, bán hàng trực tuyến, tham gia mạng xã hội, đặt banner, chạy quảng cáo,...

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, các bạn đọc thêm bài: Kinh nghiệm mở shop thời trang dành cho ngời mới bắt đầu kinh doanh

2. Mở shop thời trang có cần giấy phép kinh doanh không?

Nhiều bạn nghĩ rằng việc kinh doanh thời trang nhỏ lẻ nên không cần phải giấy phép kinh doanh. Sai rồi nhé, nếu không thực hiện việc này rất có thể vào một ngày đẹp trời bạn sẽ được các anh quản lý thị trường, trật tự đô thị hay quản lý thuế hỏi thăm đấy.

- Cửa hàng bạn thường xuyên có trên 10 lao động thì đăng ký mở doanh nghiệp

- Cửa hàng bạn có dưới 10 lao động thì đăng ký mở doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gia đình.
Những giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký giấy phép kinh doanh:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu

- Chứng minh nhân dân bản sao của người đăng ký kinh doanh

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được những việc cần chuẩn bị khi mở shop thời trang. Lên kế hoạch thật chi tiết và thực hiện ngay thôi nhé!

>> Xem thêm: Cách mở shop thời trang online thành công

TAGS :

mo shop thoi trang can nhung gi mở shop thời trang cần những gì

Đóng góp ý kiến