Kinh nghiệm mở quán cafe nhỏ đơn giản nhất

Kinh nghiệm mở quán cafe nhỏ đơn giản nhất

  08/03/2017

  Đặng Văn Ngọc

Bạn đang muốn mở một quán cafe nhỏ để kinh doanh. Tuy nhiên bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc này. Bài viết này sẽ giúp quý khách hàng có thêm kinh nghiệm mở một quán cafe nhỏ 

Kinh nghiệm mở quán cafe nhỏ đơn giản nhất

Có rất nhiều vấn đề cần phải lo ngại khi bạn mở một quán cafe dù nhỏ hay to thì bạn đều phải lập dự toán hay chính là kế hoạch cho nó để tránh những điều đáng tiếc xảy ra. 

1. Xác định đối tượng khách hàng của quán là ai?

Giống như bất kỳ ngành nghề kinh doanh khác bạn cần phải xác định được khách hàng tiềm năng của mình là ai? Để các bước tính tiếp theo được chính xác.

1.1. Khách hàng của bạn là dân công sở

Ví dụ như khách hàng của bạn là dân công sở thì bạn cần phải chọn địa điểm sao cho gần những công ty, cơ quan rồi cách bài trí quán phải phù hợp với dân văn phòng, lịch sự là nơi có thể họ sẽ gặp khách hàng hay đơn giản là nơi họ sẽ uống một cốc cafe trước khi vào làm hoặc sau khi dùng bữa xong

Việc xác định được khách hàng của mình là ai là yếu tố quan trọng đầu tiên. Bạn cần phải xác định đúng để từ đó có những hướng đi cụ thể chi tiết sau không bị sai lệch

1.2. Khách hàng của bạn là những người yêu đọc sách

Lúc này có thể gọi quán cafe là quán cafe sách, khách hàng qua thưởng thức cafe thì có thể ngâm cứu những cuốn sách. Không gian cần sự yên tĩnh để mọi người có thể tập trung, không quá ồn ào. Kệ sách và giá sách là những thứ không thể thiếu

1.3. Khách hàng của bạn là những người yêu bóng đá

Loại hình quán cafe bóng đá bạn có thể thấy khá rộng rãi hiện nay. Uống cafe và xem bóng đá là nhu cầu của tập khách hàng này. Tất nhiên quán cafe của bạn không thể thiêu một màn hình rộng, không gian thể thao để thỏa mãn với người thuộc tập khách hàng này

doi-tuong-khach-hang

Xác định rõ đối tượng khách hàng là ai?

1.3. Khách hàng của bạn là những người bình dân

Với những khách hàng này bạn không cần quá quan tâm về hình thức quán phải sang trọng hay gì. Mà đơn giản phải làm sao cho chi phí thấp để mức giá của một cốc cafe hay đồ uống ở đây phải đáp ứng với người bình dân, giá rẻ

1.4. Khách hàng của bạn là những người thích âm nhạc

Nếu khách hàng của bạn là những người yêu thích âm nhập thì quán cafe của bạn phải có một sân khấu mini, cách trang trí tùy theo thể loại âm nhạc mà bạn hướng tới 

Trên đây là một số gợi ý để khách hàng biết được rằng việc lựa chọn tập khách hàng là việc đầu tiên bạn cần phải làm để mở một quán cafe. Nếu không biết rõ tập khách hàng của mình là ai thì bạn rất dễ bị thất bại đó

2. Hạch toán các chi phí.

Một số gợi ý về chi phí khi mở một quán cafe gồm những chi phí sau

2.1. Chi phí khởi tạo bên đầu khi mở quán cafe

Bạn sẽ mất một khoản chi phí khởi tạo ban đầu đó là tiền đặt cọc nhà, một số chủ nhà yêu cầu bạn phải đặt cọc tiền nhà hoặc đóng 3 tháng/1 lần, 6 tháng/lần nên bạn cần phải có dự trù

Chi phí mua sắm trang thiết bị: Quán cafe thì rất cần phải có những thiết bị sau: bàn ghế là điều nên có, cốc ly, rồi máy rang xay cafe,....Bạn có thể cân nhắc mua hàng thanh lý để tiết kiệm chi phí cũng được

Hệ thống thanh toán như máy in hóa đơn, phần mềm quản lý bán hàng nếu bạn muốn chuyên nghiệp còn nếu như bạn tiết kiệm thì từ từ hãng sắm những thiết bị này cũng được. Nhưng tối thiểu bạn phải có 1 ngăn kéo đựng tiền để đựng tiền thu ngân khi thanh toán

Chi phí trang hoàng quán. Đừng coi thường khoản phí này. Rất tốn kém đó. Nếu bạn muốn chuyên nghiệp có thể thuê 1 bên về thiết kế nội thất quán cafe chuyên về thiết kế thì họ sẽ làm cho bạn tuy nhiên mức phí sẽ khá tốn kém. Còn nếu bạn có óc thẩm mỹ và muốn tự thiết kế theo phong cách của mình cũng được. Cái này hơi vất vả mà nếu bạn không quen thì rất dễ phát sinh chi phí do không dự trù được mua thế nào là vừa đủ. 

Chi phí cho marketing: Gồm chi phí bảng biểu, rồi chi phí phát tờ rơi, chạy quảng cáo trên facebook, seo google để quảng bá cho quán của mình khai trương. Nhớ phải dành một khoản tiền cho khoảng chi phí này nhé không là các thứ xong xuôi rồi ngồi đợi khách là không xong đâu ạ. Không phải ai cũng biết quán của mình khai trương để mà đến. Chi phí này có thể là hàng tháng luôn nếu bạn muốn đầu tư lâu dài

- Chi phí đăng ký kinh doanh: Cái này hơi lằng nhằng, và rất dễ phát sinh chi phí. "Tùy cơ ứng biến"

kinh_nghiem_mo_quan_cafe_nho_1

Hạch toán các chi phí khi mở quán cafe

2.2. Chi phí cố định hàng tháng

- Gồm có tiền thuê địa điểm kinh doanh. Bạn dành khoảng bao nhiêu chi phí để thuê địa điểm. Nên nhớ là khi mới đầu kinh doanh thì lúc nào thuê địa điểm cũng đóng 3 tháng/1 lần luôn, hoặc đóng 1 tháng và tiền đặt cọc nữa. Nên bạn lưu ý thống kê mức chi phí. Không tính độc tiền nhà một tháng 1 là sẽ bị phát sinh chi phí. Mà phát sinh rồi là rất dễ bị thiếu vốn, các khoản khác lại không có đủ để chi tiêu

- Chi phí tiền thuê nhân viên: Tùy theo quán rộng hay hẹp bạn bố trí nhân viên cho hợp lý. Gồm các vị trí sau: nhân viên phục vụ bàn, nhân viên pha chế, nhân viên bảo vệ

- Chi phí nhập hàng: Gồm chi phí cafe, các nguyên, nhiên liệu khác, trái cây, hoa quả,..

2.3. Chi phí vốn lưu động

- Bạn hãy xác định rõ trong đầu là ban đầu mở ra sẽ chưa có một khoản doanh thu ngay đâu, để chuẩn bị tâm lý và vốn để duy trì quán coffe trong thời gian đầu hoạt động. Có thể là 3 tháng - 6 tháng. Hãy dự trù mức chi phí duy trì quán trong trường hợp bất đắc dĩ nhất không có khách

2.4. Dự kiến doanh thu

Hãy xác định lượng khách hàng trung bình 1 ngày bạn muốn nhắm tới, giá cả các sản phẩm trong khoảng từ bao nhiêu đến bao nhiêu. Từ đó xác định được doanh thu theo tháng rồi trừ đi chi phí cố định trừ tiếp tiền tái đầu tư cho nguyên liệu bạn còn lợi nhuận. 

Lập tiếp bảng cân đối lợi nhuận và vốn lưu động để xác định được điểm hòa vốn, điểm thu lợi nhuận của cửa hàng. Điểm hòa vốn đồng nghĩa với thời gian thu hồi vốn.

Nên nhớ đây chỉ là dự kiến nên bạn có thể lập nhiều bảng và so sánh với số vốn có thể huy động để xác định quy mô của cửa hàng.

3. Huy động vốn

Dựa vào các khoản chi phí trên để huy động vốn cho cửa hàng của mình. Nếu bạn có nguồn vốn sẵn thì tốt còn nếu chưa thì đây cũng là vấn đề nan giải bạn có thể vay, hợp tác. Tùy vào điều kiện cá nhân để chọn hình thức khả quan nhất.

kinh_nghiem_mo_quan_cafe_nho

Huy động vốn cần để mở quán cafe

4. Lựa chọn địa điểm

Lúc này trong tay bạn có bảng dự trù kinh phí rồi thì hãy xác định mức kinh phí dành cho thuê của hàng là bao nhiêu để từ đó lựa chọn thuê cửa hàng cho hợp lý vừa phải.

Và nếu xác định được mức chi phí và khách hàng tiềm năng của mình cũng làm bạn dễ dàng chọn địa điểm để mở quán hơn. 

Sai lầm rất dễ bị mắc phải là nhiều khách hàng chọn địa điểm trước, trước khi làm các bước trên như vậy rất dễ dính phải chi tiêu không hợp lý

kinh_nghiem_mo_quan_cafe_nho

Lựa chọn địa điểm mở quán cafe

5. Lên kế hoạch trang trí quán khi đã ok địa điểm và sắm các vật dụng cần thiết

Nếu chuyên nghiệp thì tốt nhất hãy thuê một bên thứ 3 để thiết kế nội thất cũng như phong cách của quán. Còn nếu như bạn có một mắt thẩm mỹ tốt hay đơn giản bạn muốn thiết kế quán theo phong cách của riêng mình cũng không sao? Hãy thỏa sức tưởng tượng nhưng nhớ hãy tiết kiệm chi phí nhé!

Thường thì các đơn vị thiết kế sẽ cho bạn phong cách nội thất rồi hệ thống đèn. Bạn không cần lo lắng phải mua những gì bố trí hàng ra sao. Bạn đừng lo lắng là mức chi phí cao, vì bạn không chắc chắn được rằng khi bạn mua thiết bị về làm chi phí còn cao hơn ấy chứ

6. Lên kế hoạch thiết kế menu và mức giá cho sản phẩm

Mức giá và chủng loại đồ uống này phụ thuộc vào tập khách hàng mà bạn muốn nhắm đến là ai để cho mức giá hợp lý. Với những quán cafe bình dân thì mức giá bạn đưa ra thấp 1 chút còn một số tập khách hàng bạn muốn nhắm đến cao cấp hơn thì mức giá có thể cao để định vị khách hàng

Phong cách thiết kế menu cho quán cũng phụ thuộc vào tập khách hàng của bạn và phong cách của quán nữa. Nên bạn hoàn toàn lưu ý. Bạn có thể thuê một bên thiết kế menu cho bạn để chuyên nghiệp hơn

kinh_nghiem_mo_quan_cafe_nho

Thiết kế menu và mức giá cho quán cafe của bạn

7. Thuê nhân viên

Tiếp đến khâu lựa chọn nhân viên nếu quán cafe nhỏ bạn có thể trực tiếp làm cũng ok. Nếu quán cafe lớn thì bạn cần tuyển nhân viên cho quán. Hãy tuyển những người có kinh nghiệm để trông quán hơn là tuyển những người chưa có kinh nghiệm gì nhé! Vì đây cũng là lần đầu bạn mở quán bạn cũng chưa có kinh nghiệm gì cả thì tốt nhất nên tuyển những nhân viên có kinh nghiệm để họ có thể giúp bạn

8. Marketing cho quán của bạn

Bạn có thể sử dụng phương pháp truyền thống hoặc hiện nay thì marketing điện tử đang là xu hướng vì vậy nên sử dụng hình thức quảng bá này đến cho khách hàng. Hãy cân nhắc cả 2 hình thức. Và nhớ là phải làm marketting cho quán đừng trông mong gì vào việc là bạn mở quán và khách sẽ tự đến nhé

Tham khảo thêm: kinh nghiệm mở nhà hàng

TAGS :

kinh nghiem mo quan cafe nho kinh nghiệm mở quán cafe nhỏ

Đóng góp ý kiến