Kinh nghiệm mở shop thời trang dành cho người bắt đầu kinh doanh

Kinh nghiệm mở shop thời trang dành cho người bắt đầu kinh doanh

  23/08/2017

  Nguyễn lan

Trước khi mở shop thời trang, bạn cần tìm hiểu thật kỹ xem mình có phù hợp, đam mê với lĩnh vực này hay không. Cần tạo cho quán một phong cách riêng, thu hút đông khách hàng hơn, mang lại lợi nhuận cao. Bài viết này, mời các bạn cùng tìm hiểu kinh nghiệm mở shop thời trang dành cho những người mới bắt đầu kinh doanh. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, các bạn có thể tham khảo: Mở shop thời trang và những điều cần biết

Kinh nghiệm mở shop thời trang

 Kinh nghiệm mở shop thời trang dành cho người bắt đầu kinh doanh

1. Chuẩn bị

Muốn làm một việc nào đó cũng đều cần phải có một kế hoạch rõ ràng. Và khi mở shop thời trang, bạn cần chuẩn bị những điều sau:

1.1. Đối tượng bạn hướng đến

Trong kinh doanh thời trang, bạn không đủ sức để đáp ứng tất cả đối tượng khách hàng được. Bởi vậy, cần xác định rõ mình bán sản phẩm này phục vụ khách già hay trẻ, nam hay nữ, sinh viên hay dân công sở, bình dân hay cao cấp,...

Bước này rất quan trọng, nó xác định nguồn hàng bạn nhập về, cách trang trí cửa hàng và phương pháp marketing sau đó.

1.2. Nguồn hàng lấy từ đâu

Nếu chưa có nguồn lấy hàng, thời gian đầu bạn có thể sang Quảng Đông hoặc Quảng Châu để lựa chọn và nhập hàng. Cách này khá mệt và nhiều chi phí phát sinh nhưng bù lại bạn sẽ tìm được những bộ quần áo độc, lạ, không đụng hàng. Những ưu điểm này được khách hàng rất yêu thích và quan tâm.

Bạn là người có tay nghề thì tại sao lại không tự thiết kế những bộ trang phục theo phong cách riêng của quán. Chắc chắn sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng lắm đây.

Cách khác là chịu khó tới các xưởng sản xuất của Việt Nam và chọn hàng. Tuy mất nhiều thời gian, công sức nhưng sản phẩm “chất” hơn.

Thêm nữa, bạn cũng có thể lấy hàng từ những đại lý. Trường hợp này, giá cả có thể tăng cao nhưng bạn cũng vẫn có thể lựa chọn được theo mong muốn của mình.

1.3. Chuẩn bị vốn

Theo kinh nghiệm thì nếu bạn có khoảng 100 triệu thì chỉ nên bỏ ra 50 triệu, vay thêm 30 triệu nữa để mở shop với quy mô 80 triệu thôi nhé. 50 triệu còn lại bạn dự trữ để chi tiêu trong thời gian đầu khi chưa có nhiều doanh thu mà vẫn cần tiền để nhập hàng về.

1.4. Lựa chọn địa điểm

Địa điểm là một yếu tố rất quan trọng khi bạn mở shop thời trang. Hãy tìm những nơi đông dân, nhiều người qua lại và nhiều cửa hàng xung quanh. Tuy nhiên, lưu ý phải có chỗ để xe thoải mái cho khách hàng nhé.

Nếu bạn hướng tới đối tượng là sinh viên thì nên chọn khu gần trường học, nơi có nhiều cửa hàng phục vụ cho sinh viên.

Bạn có thể kinh doanh online trước, khi nhận được sự phản hồi tích cực của khách thì mới mở shop để tránh nhiều rủi ro.

Cách trang trí shop thời trang đẹp, ấn tượng

2. Mua sắm các thiết bị, trang trí shop thời trang

Nội thất: bàn ghế, giá, kệ thời trang, móc treo cần lựa chọn loại đẹp và màu đồng bộ nhau thì càng tốt.

Thiết bị an ninh: hệ thống camera giúp bạn yên tâm hơn. Đặc biệt với mặt hàng cao cấp bạn gắn chip báo tự động trên sản phẩm để tránh bị mất hàng.

Thiết bị dành cho thu ngân: cần có bàn thanh toán, máy tính, phần mềm quản lý bán hàng, ngăn kéo đựng tiền,... giúp việc thu ngân trở nên nhanh chóng, chính xác.

Ngoại thất: băng rôn, biển hiệu,.. cần đẹp, bắt mắt, thu hút khách hàng.

3. Lựa chọn thời điểm khai trương

Nên khai trương shop vào đầu mùa để thu hút lượng khách đông hơn. Nếu đồ mùa hè thì chọn tháng 4 dương lịch, còn đồ mùa đông thì tháng 10. Bạn lưu ý nhập những mẫu quần áo mới, độc lạ đê tránh hiện tượng tồn kho nhé.

4. Kế hoạch marketing cho shop

Tung ra các chương trình khuyến mại cho khách vào những ngày đặc biệt. Cửa hàng cũng có thể mở nhạc vừa phải, gây sự chú ý với người đi đường.

Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển, bạn có rất nhiều cách marketing ngoài việc phát tờ rơi. Đó là gửi email, đăng lên website, facebook, zalo,...

Những kinh nghiệm mở shop thời trang trên đây chắc hẳn đã giúp bạn rất nhiều nếu đang tự tìm hiểu để mở cửa hàng cho mình. Chúc bạn kinh doanh thuận lợi, thành công!

>> Có thể bạn quan tâm: Mở shop thời trang cần bao nhiêu vốn? Các chi phí khi mở shop thời trang

TAGS :

kinh nghiem mo shop thoi trang kinh nghiệm mở shop thời trang

Đóng góp ý kiến