23/11/2017
Cha mẹ thường chi tiêu mạnh tay cho con yêu của mình và thời trang cũng là thứ được quan tâm nhiều. Bởi vậy, kinh doanh quần áo dành cho trẻ em cũng là một ý tưởng đang được nhiều người thực hiện. Bài viết này, Starnpos chia sẻ một số kinh nghiệm mở shop thời trang trẻ em để các bạn tham khảo nhé!
Ngày nay, khi mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con thì điều kiện chăm sóc được tốt hơn. Bởi vậy cha mẹ chăm lo cho con nhiều hơn. Nhu cầu mua quần áo cho con cũng tăng.
Trẻ con thường nhanh lớn và có nhu cầu thay đổi quần áo thường xuyên. Bởi vậy mà quần áo trẻ em luôn bán chạy trên thị trường.
Kinh nghiệm mở shop thời trang trẻ em
Bạn cần khảo sát xem thị trường quần áo trẻ em đang hoạt động như thế nào: có bao nhiêu cửa hàng đang hoạt động, bao nhiêu shop đóng cửa,… lý do đóng cửa là gì?
Tìm hiểu xem thường cha mẹ sẽ mua nhiều quần áo cho con nhất ở lứa tuổi nào, mặt hàng nào được quan tâm nhiều nhất. Cha mẹ thích loại hàng gì: hàng Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản,… Từ đó bạn có kế hoạch nhập hàng cho shop của mình để phục vụ khách hàng tốt nhất.
- Sau khi khảo sát ở bước 1 bạn xác định xem mình bán sản phẩm gì, xuất xứ ở đâu. Tùy vào năng lực, khả năng tài chính mà bạn lựa chọn quy mô cho cửa hàng.
- Tiếp đó là chuẩn bị số vốn đầu tư: khoảng 70 triệu trở lên nếu bạn muốn mở cửa hàng.
- Nhập hàng theo hình thức nào: nhập trực tiếp từ Trung Quốc, từ các đại lý bán sỉ ở Việt Nam hay tự thiết kế. Mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng nên bạn cân nhắc tùy theo điều kiện, năng lực của mình.
- Tuyển nhân viên bán hàng là người nhanh nhẹn, thái độ lịch sự và phục vụ nhiệt tình, luôn sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc của khách.
- Trang trí sao cho không gian cửa hàng thật ấn tượng. Vì là bán thời trang trẻ em nên bạn treo, dán những hình ngộ nghĩnh, đáng yêu, mang lại sự thích thú cho các bạn nhỏ. Trưng bày quần áo, váy,… sao cho người mua dễ tìm nhất, không được để chúng lộn xộn với nhau nhé! Cũng có thể phân thành khu vực dành riêng cho bé trai và bé gái.
- Việc lựa chọn sản phẩm phụ thuộc vào kết quả sau khi khảo sát của bạn, mùa vụ. Số lượng thì tùy theo nguồn vốn bạn có. Lưu ý nên nhập những sản phẩm đẹp, không bị lỗi mốt để tránh tình trạng tồn kho.
- Làm biển hiệu nổi bật, nên có logo và tên cho cửa hàng mang tới sự ấn tượng cho người mua. In các thông tin trên túi, in card tạo sự chuyên nghiệp cho cửa hàng.
Khai trương là ngày quan trọng nhất, do đó bạn cần chuẩn bị thật kỹ càng, tỉ mỉ để thu hút khách hàng quan tâm. Bởi khi họ đã đến cửa hàng là họ đã quan tâm đến sản phẩm của bạn, và nếu giá thành, chất lượng tốt chắc chắn sẽ quay lại trong những lần mua sắm tiếp theo.
Bạn không nên tham lam mà thu lời ngay trong ngày khai trương nhé. Hãy mang lại những lợi ích cho khách hàng trước đã: giảm giá, tặng quà cho bé,…
Đừng nghĩ rằng sau khi khai trương bạn sẽ được ung dung ngồi chơi mà khách hàng tự động đến shop của mình nhé! Bạn phải tiếp tục thực hiện những chiến lược để duy trì hình ảnh cửa hàng.
- Theo dõi và chỉnh đốn thái độ phục vụ của nhân viên để khách hàng hài lòng nhất khi cần tư vấn, thanh toán.
- Cha mẹ có con nhỏ thường không có nhiều thời gian rảnh để đi nhiều cửa hàng xem đồ. Do đó bạn nên cập nhật các tin tức, hình ảnh sản phẩm trên website, mạng xã hội để cha mẹ tham khảo trước.
- Xin thông tin khách hàng sau khi thanh toán để gửi các mẫu thời trang mới, tin khuyến mại.
- Điều quan trọng nhất là sản phẩm phải có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng và giá thành hợp lý.
Trên đây là quy trình chi tiết khi bạn mở shop thời trang trẻ em, nếu cần tham khảo kỹ hơn, bạn đọc bài: Kinh nghiệm mở shop thời trang dành cho người bắt đầu kinh doanh
- Có kế hoạch kinh doanh cụ thể: chỉ khi lập ra một kế hoạch kinh doanh cụ thể thì bạn mới cố gắng để hoàn thành các mục tiêu đó được. Xác định xem 3 tháng đầu thì doanh thu bao nhiêu, mấy tháng thì bắt đầu thu được lợi nhuận,…
- Vị trí đặt cửa hàng: vì đối tượng khách hàng là trẻ em, cha mẹ nên bạn lựa chọn những nơi tập trung nhiều đối tượng này. Nếu kinh doanh thời trang trẻ em cao cấp thì chọn địa điểm trong các trung tâm mua sắm lớn: Vincom, Tràng Tiền Plaza,.. Còn nếu hàng bình dân thì đặt gần các khu vui chơi cho trẻ em, trường học,…
- Đăng ký giấy phép kinh doanh: để bạn không gặp nhiều phiền phức. Và việc làm này cũng tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
- Trang trí cửa hàng ấn tượng: cần trang trí thêm những hình ngộ nghĩnh, màu sắc sặc sỡ để mang lại sự ấn tượng, thích thú cho trẻ nhỏ. Như vậy trẻ sẽ ở lại cửa hàng lâu hơn, lựa chọn nhiều sản phẩm hơn.
- Cần có các thiết bị, phần mềm quản lý bán hàng giúp cho việc thanh toán được nhanh chóng, chính xác và khách hàng không khó chịu khi chờ đợi lâu.
Trên đây là những kinh nghiệm mở shop thời trang trẻ em mà chúng tôi chia sẻ. Nếu cần tư vấn thêm, mời các bạn liên hệ để được chúng tôi hỗ trợ nhiệt tình nhất!
>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở shop thời trang công sở cho người mới bắt đầu