Chia sẻ những kinh nghiệm mở nhà hàng bạn nên biết khi kinh doanh

Chia sẻ những kinh nghiệm mở nhà hàng bạn nên biết khi kinh doanh

  27/09/2017

  Nguyễn lan

Bài viết này, chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm mở nhà hàng cho những bạn bắt đầu kinh doanh hoặc cho những ai đã từng thất bại tham khảo. Hi vọng bài viết này mang lại nhiều thông tin hữu ích dành cho các bạn.

Chia sẻ những kinh nghiệm mở nhà hàng bạn nên biết khi kinh doanh

Hiện nay, nhiều người thói quen tới nhà hàng ăn uống mỗi khi tụ tập bạn bè, ngày lễ tết, ngày sinh nhật,… Bởi vậy, mở nhà hàng đang là xu hướng được nhiều người quan tâm. Sau đây là những yếu tố cần thiết khi muốn kinh doanh nhà hàng.

Kinh nghiệm mở nhà hàng

1. Nghiên cứu thị trường để xác định thị trường mục tiêu

Trước khi kinh doanh bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào cũng cần phải nghiên cứu thị trường: đối thủ, khách hàng để tìm ra thị trường mục tiêu của mình. Không một nhà hàng nào có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi người, chỉ cần phục vụ từ 5% đến 10% là ổn rồi.

Bạn có thể phân thị trường theo: độ tuổi, thu nhập,… và tìm ra những sở thích, đặc điểm chung. Ví dụ như: những người trẻ thích khám phá những món mới mẻ, người có thu nhập ổn định thì thích tới những nơi sang trọng, lịch sự,…

Sau khi xác định được thị trường mục tiêu, bạn sẽ thực hiện những bước tiếp theo một cách đúng đắn.

2. Chuẩn bị vốn

Vốn rất quan trọng khi bạn mở nhà hàng. Bạn cần tính toán chi phí: thuê mặt bằng, mua sắm và trang trí bên trong: nội thất, các đồ làm đẹp,… Để thanh toán nhanh chóng và không bị thất thoát, bạn mua thêm ngăn kéo đựng tiền, máy tính tiền, máy in bill, phần mềm quản lý khách hàng,… Bạn cũng cần phải tính chi phí thuê nhân viên và trả lương cho chính mình trong những tháng đầu khi chưa có lợi nhuận.

Tùy vào khách hàng mục tiêu, quy mô cửa hàng mà bạn cần số vốn hợp lý. Nếu mở nhà hàng cho tầng lớp thượng lưu thì số vốn phải nhiều hơn, hoặc bạn nên hợp tác với một vài người cùng chí hướng.

3. Thuê địa điểm mở nhà hàng

Địa điểm nhà hàng cũng lựa chọn phụ thuộc vào đối tượng khách hàng bạn hướng tới. Nếu phục vụ cho sinh viên, giới trẻ thì mở nhà hàng ở nơi gần các trường đại học, hoặc khu vui chơi, mua sắm cho các bạn sinh viên. Còn nếu hướng tới tầng lớp trung lưu thì nên chọn nơi thoáng mát, mặt tiền đẹp, sang trọng, không nên gần những khu ồn ào: bệnh viện, trường học,…

Thời gian nên đi xem và thuê cửa hàng là từ: 11h30 – 13h30 và từ 17h30-20h30. Vì thời gian này mọi người tan học, làm làm nên có thời gian vào các nhà hàng để thưởng thức ẩm thực cùng nhau.

4. Hoàn thiện các thủ tục pháp lý

Với nhà hàng, bạn phải có giấy phép kinh doanh theo đúng pháp luật. Hơn nữa, cần có chứng nhận vệ sinh, an toàn thực phẩm giúp thực khách yên tâm khi đến nhà hàng.

Nếu không hoàn thiện những giấy tờ trên, bạn sẽ bị các chú công an hay trật tự khu phố hỏi thăm đó.

5. Trang trí không gian, nội thất

Với nhà hàng, thường được thiết kế khu dành cho khách hàng khoảng 60% diện tích, 30% là bếp và 10% để lưu trữ hàng.

Tạo phong cách ấn tượng và sự tiện dụng là 2 yếu tố được quan tâm nhiều nhất. Nếu chưa tìm hiểu nhiều về cách trang trí, làm nội thất bạn nên nhờ sự tư vấn của các đơn vị thiết kế. Họ biết được cách sắp xếp, bố trí sao cho phù hợp nhất với đối tượng của bạn.

Kinh nghiệm mở nhà hàng với nội thất ấn tượng

6. Thuê nhân viên

Nhân sự có vai trò quan trọng trong nhà hàng đòi hỏi bạn phải đặc biệt chú ý ngay từ đầu. Lời khuyên là bạn nên tuyển nhân viên quản lý trước khi khai trương nhà hàng 1 tháng để họ góp ý và tuyển dụng các vị trí còn lại.

Để nhân viên gắn bó lâu dài với mình, bạn tạo một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ và công bằng. Có những chính sách đãi ngộ tốt, lương thưởng rõ ràng và đặc biệt là luôn ghi nhận mọi cố gắng của từng người.

7. Lên thực đơn các món chủ đạo

Bất kỳ một nhà hàng nào cũng có một vài món chủ đạo mà chỉ cần nhắc tới món đó khách sẽ nhớ ngay tên cửa hàng. Bởi vậy, hãy bàn bạc, làm việc với trưởng bếp để đưa ra thực đơn hợp lý, sắp xếp theo từng mục khoa học, rõ ràng cho khách dễ dàng lựa chọn.

Bí quyết chế biến các món ăn cũng cần độc đáo và bí mật, không nên tiết lộ cho nhiều người biết. Như vậy, khách hàng mới tò mò và chỉ đến quán để thưởng thức khi có nhu cầu.

8. Kế hoạch marketing

Marketing là hoạt động giúp nhiều người biết đến, tìm hiểu, sử dụng dịch vụ và quay lại sau đó. Bởi vậy, bạn cần có bản kế hoạch đầy đủ, chi tiết để thực hiện.

- Làm marketing cho ngày khai trương: phát rời rơi, đăng tin tức lên website, mạng xã hội, chương trình khuyến mại, trang trí, bật nhạc tạo thu hút…

- Luôn luôn kiểm tra các món ăn, chất lượng dịch vụ xem khách hàng có hài lòng không, cần cải thiện gì không.

- Nên xin thông tin của khách hàng sau khi thanh toán để tích điểm lần sau, hoặc gửi các chương trình khuyến mại, các món mới cho khách.

- Luôn cải thiện và giữ tốt hình ảnh của nhà hàng.

- Làm SEO từ khóa, chạy quảng cáo adwords, quảng cáo fanpage để nhiều khách hàng biết tới cửa hàng của bạn hơn.

Với những chia sẻ trên đây, bạn đã biết cách làm thế nào để tạo một cửa hàng ấn tượng và hoạt động tốt, thu hút được nhiều khách hàng. Chúc cho việc kinh doanh của bạn thuận lợi!

Xem thêm: mở shop thời trang và những điều cần biết

TAGS :

chia sẻ kinh nghiệm mở nhà hàng kinh nghiệm khi mở nhà hàng kinh nghiệm mở nhà hàng những kinh nghiệm khi mở nhà hàng